TIN TIÊU ĐIỂM

Vinh danh làng nghề: Làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng
Ngày đăng 10/10/2017 | 14:54  | View count: 4134

Hướng tới lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III, năm 2017, đến Lưu Thượng những ngày này mới thấy hết được không khí lao động của làng nghề đang trên đà phát triển. Trong các cơ sở, hộ sản xuất được chất đầy những nguyên phụ liệu, những sản phẩm chờ ngày tiêu thụ; người lao động thì miệt mài với việc đan lát, tạo nên những sản phẩm độc đáo để tham gia trưng bày, giới thiệu tại lễ hội.

      HPN - Thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc là địa phương có nghề dan cỏ tế phát triển, trong những năm qua, đời sống của người dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

      Mặc dầu cây cỏ tế xuất hiện sớm tại Lưu Thượng nhưng ban đầu nó chỉ là nguyên liệu để làm các đồ gia dụng, mỹ nghệ đơn giản. Người Lưu Thượng cũng chủ yếu làm nghề chẻ cỏ tế để bán tại địa phương và một số huyện, tỉnh lân cận, phục vụ cho nghề đan cỏ tế và làm nguyên liệu cho một số mặt hàng như nứt rổ, rá, giỏ đựng cua, cá và làm nón. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cỏ tế đã dần khẳng định được vị thế của mình, trở thành nhân tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển của một nghề truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, lệ làng xưa, nghề đan cỏ tế không được truyền ra khỏi làng. Do nghề chỉ được truyền trong làng nên phạm vi sản xuất rất nhỏ lẻ, sản phẩm cũng rất đơn giản. Mãi đến những năm 90 của thế kỷ trước, khi việc tiêu thụ hàng gặp nhiều khó khăn thì cũng là lúc 1 số người dân trong thôn nhanh nhạy đã tìm tòi, học nghề rồi phát triển thành nghề guột tế, mây, tre, giang đan của quê hương. Là một trong số những người phát triển nghề đan lát tại Lưu Thượng những năm 1990, ông Nguyễn Văn Quang cho biết: Trước đây chúng tôi chỉ lấy phần ruột của cây cỏ tế tách thành những sợi nho gọi là guột, dùng để nức rổ, rá, khâu nón... Khoảng hơn 20 năm trước, chúng tôi đã phát triển sang  đan lát và mới sử dụng đến phần ngoài của cây cỏ tế. Lúc đầu có các thương lái họ mang mẫu mã về, tôi và các thành viên trong hợp tác xã đã làm theo và truyền dạy cho bà con nhân dân trong làng, ngoài xã. Từ đó đến nay thì nghề đan lát đã phát triển rất mạnh ở quê tôi. Chúng tôi làm nhiều mặt hàng hơn, như những con giống, lẵng hoa, lọ hoa, valy đủ kiểu, đủ loại”

      Về cơ bản, nghề đan cỏ tế giống nghề đan lát mây tre. Tuy nhiên, cỏ tế lại có những ưu thế về màu sắc tự nhiên rất đẹp và rất mềm mại, dẻo dai nên dễ cho việc tạo dáng và đặc biệt là có độ bền cao. Để có được một sản phẩm cỏ tế đẹp, người thợ phải chọn các loại cỏ tế được đan phải có cùng màu sắc, độ dẻo dai để tạo sự đồng đều. Sản phẩm sau khi tạo hình được hun qua diêm sinh, rồi nhúng qua dầu keo để màu sắc được bền và tươi tắn hơn. Nhúng dầu keo xong, người thợ sẽ phơi hoặc sấy khô sản phẩm rồi tiếp tục nhúng dầu lần thứ hai hoặc lần thứ 3 tùy theo yêu cầu đối với từng loại sản phẩm.

      Ngoài phát triển các sản phẩm từ mây tre, guột tế, người dân thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc còn kết hợp cỏ tế với các nguyên liệu khác như cói, bẹ ngô, bèo, bẹ chuối... để tạo ra hàng nghìn mẫu mã đẹp mắt. Các sản phẩm của làng nghề đã đạt đến độ tinh xảo và ngày càng vươn xa ra thị trường các nước châu Đông Âu, Nhật Bản, Canada….

      Hướng tới lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III, năm 2017, đến Lưu Thượng những ngày này mới thấy hết được không khí lao động của làng nghề đang trên đà phát triển. Trong các cơ sở, hộ sản xuất được chất đầy những nguyên phụ liệu, những sản phẩm chờ ngày tiêu thụ; người lao động thì miệt mài với việc đan lát, tạo nên những sản phẩm độc đáo để tham gia trưng bày, giới thiệu tại lễ hội.

      Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy – Bí thư Đảng ủy xã Phú Túc cho biết: Xã Phú Túc có 8 thôn thì cả 8 thôn đều đã được công nhận làng nghề truyền thống. Ngành nghề phát triển đã góp phần nâng cao đời sốnthú đẩy kinh tế phát triển. 9 tháng năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã đạt 175 tỷ đồng, tăng 20 % so với cùng kỳ năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,5 triệu/người/năm.

      Từ năm 2013 UBND xã thành lập “Hội làng nghề xã Phú Túc” để định hướng hoạt động, phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu làng nghề, tạo sự cạnh tranh lành mạnh để nghề tiểu thủ công nghiệp của xã Phú Túc phát triển ngày một bền vững. Năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 4989/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Phú Túc. Đây sẽ là điều kiện để xã nghề Phú Túc phát triển. Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phú Túc cũng đã tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc phát triển làng nghề. Tập trung nâng cấp hệ thống điện, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Đặc biệt, hiện nay, có 2 tuyến xe buýt qua xã Phú Túc là tuyến 06E (Bến xe Giáp Bát -Phú Túc) và tuyến 91 (Bến xe Yên Nghĩa - Phú Túc). Đây sẽ là điều kiện để Phú Túc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Xã Phú Túc đang tiếp tục đề nghị các cấp quan tâm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tại khu 17 mẫu thôn Lưu Thượng để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế làng nghề truyền thống phát triển.

Nguyễn Thị Vàn – Trung tâm VHTT&TT Phú Xuyên