VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tăng cường Công tác quản lý về An toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện 5 tháng đầu năm 2019
Publish date 10/06/2019 | 08:04  | View count: 1222

Thực hiện Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 9/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.

      Theo thống kê trên địa bàn huyện có 158 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản, gần 6.000 hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); 164 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và 125 cơ sở ấp nở trứng gia cầm. Trong thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh lĩnh vực Nông lâm thủy sản thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sản xuất và kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc BVTV, các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp..... ; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của huyện để kiểm tra Ban chỉ đạo ATTP các xã, thị trấn, các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, giết mổ ... Tập trung vào các đợt cao điểm về ATTP như Tết dương lịch, Tết nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP năm 2019. Kết quả 5 tháng đầu năm 2019, đã kiểm tra 04 Ban chỉ đạo xã, 61 cơ sở; xử lý vi phạm 01 cơ sở chế biến giò chả, số tiền phạt là 2.000.000 đồng

      Ngoài ra UBND huyện còn phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản tổ chức 04 lớp tuyên truyền tập huấn kiến thức về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng với 360 lượt người tham dự; tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ xã làm công tác ATTP lĩnh vực nông nghiệp. Trung tâm văn hóa thông tin & thể thao huyện đã phát 50 tin bài tuyên truyền quy định ATTP; chỉ đạo các hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn tiếp âm và viết tin bài truyên truyền trực tiếp tại địa phương. Ngoài ra các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của huyện tổ chức tuyên truyền về ATTP cho đoàn viên, hội viên lồng ghép thông qua các hội nghị...

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: lãnh đạo một số xã hiểu về phân công, phân cấp các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm thực phẩm thuộc cấp xã quản lý chưa đầy đủ nên công tác chỉ đạo của một số xã chưa quyết liệt, rõ ràng; đa số cán bộ giao làm công tác tham mưu quản lý ATTP tại các xã, thị trấn chưa được đào tạo chuyên ngành, hoạt động kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao; đa số các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất kinh doanh thực thẩm nằm xen trong khu dân cư, buôn bán thời vụ, điều kiện cơ sở vật chất  không đảm bảo nên khó khăn trong công tác quản lý; công tác xử lý vi phạm hành chính ở cấp xã, thi trấn rất ít do còn có tư tưởng nể nang, né tránh, ngại va chạm.

      Để công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa thì yêu cầu các cấp chính quyền từ Huyện đến cơ sở cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng hợp lý vật tư nông nghiệp; tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nhận biết các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm; Trong chăn nuôi tuyệt đối không sử dụng chất tăng trưởng, chất cấm để đảm bảo chất lượng sản phẩm; tổ chức tập huấn cho người sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản các văn bản pháp luật của Trung ương, Thành phố về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản; hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết và biện pháp lựa chọn thực phẩm an toàn. Mỗi người dân hãy trở thành là một người tiêu dùng thông thái.


                                                          Tin từ phòng Kinh tế -  Phùng Thị Thanh Chúc- Phó trưởng phòng