Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Thủ tục: Đăng ký nuôi con nuôi thực tế (TTHC mức độ 2)
Loại thủ tục Lĩnh vực Nuôi con nuôi
Mức độ Mức độ 2
Trình tự thực hiện
- Bước 1: Người nhận con nuôi khai thông tin vào tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế, chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn và quy định pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính – UBND cấp xã. 
- Bước 2: Cán bộ 1 cửa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: 
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận, viết phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ, còn thiếu cần phải bổ sung thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Chú ý: Việc hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cán bộ tiếp nhận cần hướng dẫn bằng văn bản, ghi cụ thể nội dung những giấy tờ cần bổ sung, cần hoàn thiện theo đúng quy định pháp luật.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới Bộ phận chuyên môn để giải quyết (cán Bộ Tư pháp – Hộ tịch).
Bước 4: Cán Bộ Tư pháp – Hộ tịch tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận 1 cửa; kiểm tra hồ sơ; tiến hành phối hợp xác minh theo quy định pháp luật.
Bước 5: Cán Bộ Tư pháp – Hộ tịch hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND và tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi.
Bước 6: Con nuôi và cha, mẹ nuôi cùng những người liên quan phải có mặt thực hiện việc giao nhận con nuôi tại trụ sở UBND cấp xã.
Chú ý: Trường hợp từ chối đăng ký thì UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính – UBND cấp xã.
Thành phần số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
1. Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (TP/CN – 2011/CN.03).
Trong tờ khai ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế; có chữ ký của ít nhất 02 người làm chứng.
1. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi.
2. Bản sao CMND hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi (nếu có).
4. Giấy tờ, tài liệu khác chứng minh về việc nuôi con nuôi  nếu có). 
Chú ý: Bản sao các giấy tờ là bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu 
Số lượng  01 bộ 
Thời hạn giải quyết - 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam đã nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam trước ngày 01/01/2011 mà chưa thực hiện thủ tục đăng ký.
Cơ quan thực hiện Cấp Xã, phường, thị trấn
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính - Bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (mỗi bên được cấp 01 bản chính). - Ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi. - Trường hợp từ chối đăng ký, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối thực hiện.
Lệ phí Không
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiện 1. Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế được thực hiện khi: - Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011. - Các bên có đủ điều kiện về người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi; điều kiện về việc nuôi con nuôi theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. - Quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên đều còn sống tại thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực. - Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. 2. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. 3.Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế thực hiện từ 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015. 4. Sau khi đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi có giá trị pháp lý từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
Cơ sở pháp lý
1. Luật Nuôi con nuôi năm 2010
2. Nghị định số 19/2011/NĐ – CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
3. Thông tư số 12/2011/TT – BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.