CÁC XÃ, THỊ TRẤN
Xã Đại Thắng nằm ở phía trung tây huyện Phú Xuyên. Phía bắc giáp xã Phượng Dực, phía nam và tây nam giáp hai xã Quang Trung và Tân Dân, phía đông giáp xã Văn Tự (huyện Thường Tín), phía tây giáp xã Văn Hoàng. Xã có bốn thôn là Tạ Xá, Văn Hội, Phú Đôi và An Mỹ, trong đó có một thôn công giáo toàn tòng là thôn An Mỹ.
XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Email: xdt_phuxuyen@hanoi.gov.vn
Đường dây nóng: 02433799396
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Xã Đại Thắng nằm ở phía trung tây huyện Phú Xuyên. Phía bắc giáp xã Phượng Dực, phía nam và tây nam giáp hai xã Quang Trung và xã Tân Dân, phía đông giáp xã Văn Tự (huyện Thường Tín), phía tây giáp xã Văn Hoàng. Xã có bốn thôn là Tạ Xá, Văn Hội, Phú Đôi và An Mỹ, trong đó có một thôn công giáo toàn tòng là thôn An Mỹ.
Xã Đại thắng có diện tích tự nhiên là 4,2 km2, trong đó diện tích đất canh tác là 300ha. Dân số của xã Đại Thắng hiện nay có 6970 người.
Xã Đại Thắng trước năm 1945 là hai xã: Phú Đôi và Lương Xá. Phú Đôi theo cấu trúc tổ chức “nhất xã nhất thôn”. Còn Lương Xá theo cấu trúc tổ chức “nhất xã tứ thôn” bao gồm Tạ Xá, Văn Hội, An Mỹ và Ngọc Lâu (Ngọc Lâu thuộc xã Quang Trung ngày nay). Năm 1946 xã Phú Lương được thành lập gồm 5 thôn là Tạ Xá, Văn Hội, An Mỹ, Ngọc Lâu và Phú Đôi. Năm 1948, do cải cách hành chính để đáp ứng yêu cầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Phú Lương sáp nhập với xã Bất Nạo thành xã Quang Trung gồm 8 thôn. Đến năm 1956 sau cải cách ruộng đất, xã Quang Trung được tách ra thành hai xã là xã Đại Thắng và xã Quang Trung. Xã Đại Thắng gồm 4 thôn là Tạ Xá, Văn Hội, Phú Đôi và An Mỹ cho đến ngày nay. Xã có hai tôn giáo là đạo Phật và đạo Thiên chúa. Lương giáo đoàn kết sống tốt đời đẹp đạo.
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Đại Thắng là xã có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ năm 1908, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, Đại Thắng đã có cụ Đồ Đàm tham gia vụ Hà thành đầu độc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, xã Đại Thắng chiến đấu chống giặc rất anh dũng (Thời ấy là xã Quang Trung, xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).
Phát huy truyền thống kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ, xã Đại Thắng vừa xây dựng kinh tế, vừa tích cực tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xã Đại Thắng đã có tổng số 92 liệt sĩ, 21 thương binh, 31 bệnh binh, 27 người bị nhiễm chất độc da cam, 17 Bà mẹ VN anh hùng, 297 người có công với cách mạng, được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen các loại. Có những gia đình chỉ có một con độc nhất mà bị hy sinh. Có gia đình có hai liệt sĩ. Có gia đình hai đời (bố và con) là liệt sĩ. Trong số 17 bà mẹ được phong tặng- truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), có trường hợp cả mẹ chồng và cả con dâu đều là Bà mẹ VNAH! Sự hy sinh và những đóng góp to lớn đó đã tô thắm cho những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Đại Thắng!
TIỀM NĂNG KINH TẾ- XÃ HỘI
Là một xã thuần nông, trong kháng chiến chống Pháp xã chỉ có một làng có nghề truyền thống là làng Văn Hội với nghề đan rọ cua, đã bị mai một vì đồng điền trong vùng có hệ thống tưới tiêu tốt, một năm sản xuất hai vụ lúa và một vụ đông, không ngập ngụa mất mùa như ngày xưa nữa nên không còn chỗ đánh rọ cua. Nhưng từ ngày bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ ở Đại Thắng phát triển khá mạnh, trở thành xã đa ngành đa nghề thu hút hàng nghìn lao động có việc làm lúc nông nhàn. Đến nay xã đã có 2/4 làng được công nhận là làng nghề. Các nghề đang phát triển mạnh như: may mặc, may màn tuyn, cơ khí, đồ gỗ, và nhiều nghề khác nữa. Toàn xã có trên 90 cơ sở sản xuất, 17 công ty TNHH, hàng trăm xe tải. Trên địa bàn xã có 4 điểm dịch vụ giao thương hàng hóa trong khu dân cư. Năm 2019 tổng thu nhập đạt 365 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đạt 52 triệu đồng/người/năm. Bộ mặt làng quê ở Đại Thắng ngày càng đẹp tươi. Nổi bật nhất là Đại Thắng là một trong 3 xã đầu tiên trong huyện đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015. Hiện nay xã Đại Thắng đang tích cực xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020, xã phấn đấu đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2020.
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Đảng bộ xã Đại Thắng hiện có 208 đảng viên, có 9 Chi bộ gồm 4 Chi bộ nông thôn, 3 Chi bộ trường học, 1 chi bộ Công an và 1 Chi bộ y tế. Nhiều năm nay các Chi bộ hoạt động tốt, Đảng bộ liên tục đạt trong sạch vững mạnh. Các ngành- đoàn thể đều vững mạnh. Từ năm 2011 đến nay, qua các phong trào thi đua, xã Đại Thắng nhiều năm được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc và được các cấp tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen các loại. Đại Thắng là xã đứng tốp đầu trong huyện trên tất cả các phong trào thi đua. Đảng bộ và nhân dân xã Đại Thắng đang nỗ lực phấn đấu đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trong những năm tiếp theo.
CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQ NHIỆM KỲ HIỆN TẠI
TT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC DANH | ẢNH ĐẠI DIỆN | SỐ ĐIỆN THOẠI |
1 | Trần Bá Cao | Bí thư Đảng ủy | 0904635234 | |
2 | Nguyễn Văn Hoa | Phó Bí thư ĐU- Chủ tịch UBND xã | 0989349967 |