Thời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Bình chọn

Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử ?

Cải cách hành chính

Hỗ trợ người dân bán hàng trực tuyến hiệu quả
Ngày đăng 24/05/2024 | 09:38  | View count: 284

Trong thời đại công nghệ 4.0 nhất là sau khi dịch Covid 19 bùng phát, hình thức livestream bán hàng trực tiếp không chỉ thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn góp phần giải quyết bài toán đầu ra của sản phẩm cho bà con nông dân và các làng nghề.

Nhằm khai thác tối đa các nền tảng số, huyện đã triển khai nhiều chương trình giúp người dân huyện Phú Xuyên tiếp cận với công nghệ số để họ tự tin với vai trò mới – những Streamer bán trực tiếp những sản phẩm do mình, quê hương mình làm ra.

Với mong muốn giúp người dân nói chung và các chủ thể OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, làng nghề của huyện nói riêng tự mình dẫn dắt livestream để bán các sản phẩm, thời gian qua, UBND huyện đã đẩy mạnh tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức cho người sản xuất về bán hàng thông qua hình thức livestream. 

Từ cuối năm 2023, UBND huyện đã mời các chuyên gia của Công ty THNN Học viện doanh nhân Iviet về tập huấn kiến thức bán hàng online, cách quảng bá, giới thiệu, đưa sản phẩm lên các Sàn thương mại điện tử, livestream bán hàng trực tiếp… cho các tổ chức, cơ sở, cá nhân hoạt động sản xuất và người dân trong huyện. Khi tham gia tập huấn, người dân được giới thiệu, tìm hiểu các kiến thức chung về thương mại điện tử (Tiktok, feacebook…); tiếp cận khách hàng trên sàn thương mại điện tử; chiến lược xây dựng, phát triển video ngắn; kỹ năng livestream bán hàng trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, những sản phẩm được bán, không được bán, các từ khóa cần tránh....

Trước sự phát triển của công nghệ số, hiện nay nhiều người dân trong huyện có mong muốn và cũng đã bắt đầu tiếp cận thị trường thông qua mạng xã hội. Thời gian đầu, người dân còn e ại nhiều vấn đề như: tuổi cao, không am hiểu công nghệ, ngại thay đổi, không tự tin khi nói trước ống kính v.v. nhưng sau khi tiếp cận, thấy hiệu quả từ thương mại điện tử mang lại đã chủ động thay đổi tư duy, dần đổi mới cách làm, mang đến nhiều hiệu ứng tích cực. Anh Vũ Anh Tiến - thôn Trung, xã Chuyên Mỹ chia sẻ: “Hiện nay xu hướng livestream bán hàng cũng đã phát triển ở làng nghề chúng tôi. Nhưng tôi thấy mình còn một số điểm yếu về ngôn từ, sân khấu nói; thứ 2 là không được đào tạo nên khi livestream mình nói không được lưu loát”.

Còn theo anh Vũ Đức Quân cũng ở xã Chuyên Mỹ: “Hiện chúng tôi vẫn bán hàng chủ yếu theo phương thức truyền thống, có đăng bài trên Feacebook bán hàng nhưng tương tác hầu như không có. Trước sự phát triển như hiện nay, chắc chắn là tôi cũng phải thay đổi theo phương thức kinh doanh online để phát huy hiệu quả”.

Vừa qua, trong 2 ngày tập huấn tại xã Chuyên Mỹ, Công ty TNHH Học viên doanh nhân Iviet tiếp tục giới thiệu về cách xây dựng trang mạng xã hội để bán hàng, tối ưu nền tảng tiktok, facebook trước khi livestream; chiến lược xây dựng, phát triển video ngắn, giới thiệu các dạng video phổ biến thu hút người xem, xây dựng kịch bản cho video và thực hành làm video capcut. Các chuyên gia của công ty đã hướng dẫn các đại biểu thực hành trực tiếp livestream bán hàng. Chị Phạm Thị Hồng – Sơ sở sản xuất đồ gỗ Hùng Hồng, xã Chuyên Mỹ là một trong các hộ sản xuất có sản phẩm và trực tiếp tham gia giới thiệu và bán hàng trong phiên livestream vừa qua, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi livestream trực tiếp cũng hơi run một chút. Nhưng nhờ các kỹ năng mà các anh, chị của Công ty TNHH Học viên doanh nhân Iviet tập huấn, hướng dẫn khi livestream tôi cảm thấy tự tin hơn. Tôi nghĩ là mình được hướng dẫn và tự học hỏi một vài lần cũng sẽ quen, hy vọng là sẽ phát huy tốt hiệu quả” .

Với sự đồng hành của huyện, đến nay, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn thuyện đã tự tin có thể tổ chức các buổi livestream. Từ thực tế có thể thấy, việc livestream bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên nền tảng mạng xã hội được xem là bước đi tất yếu, không chỉ góp phần mở rộng thị trường, giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản, sản phẩm làng nghề mà từ đó còn xây dựng hình ảnh và nâng tầm giá trị thương hiệu nông sản, sản phẩm đặc trưng của huyện.

Hoàng Bích – Trung tâm VHTT&TT

 
 
 
 

Ảnh đẹp quê hương